Ngày nay, thuật ngữ Blockchain đã trở nên quen thuộc hơn đối với mọi người. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người dùng nào cũng biết được Blockchain là gì cũng như các thông tin liên quan đến công nghệ này. Vì vậy, các chuyên gia thiết kế hàng đầu tại Dichvuphotoshop.net xin chia sẻ đến các bạn những thông tin để giải đáp vấn đề Blockchain là gì? Những kiến thức cơ bản về công nghệ Blockchain. Mời các bạn cùng theo dõi ngay nhé!
Nội Dung Chính
Blockchain là gì?
Blockchain là gì? Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản về Blockchain như là một cuốn sổ về kỹ thuật số. Nó đã được phân chia rất rõ ràng. Blockchain là một cơ sở dữ liệu thuộc một mạng. Đồng thời, tất cả các dữ liệu sẽ được chia sẻ đến những người dùng có tham gia trong mạng lưới đó.
Blockchain sẽ hỗ trợ cho người dùng thực hiện truyền tải tất cả các dữ liệu an toàn hơn. Khi quá trình xảy ra được dựa vào nền tảng công nghệ cùng với hệ thống mã hóa hiện đại và phức tạp. Blockchain app sẽ tương tự như một cuốn sổ kế toán trong một công ty. Nó sẽ nằm dưới sự kiểm soát về mặt tài chính rất chặt chẽ.
Có một điều khác biệt, đó là Blockchain 4.0 là một công nghệ hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số. Nó sẽ giống như một cuốn sổ cái kế toán đã được đề cập ở trên. Hơn thế nữa, trong quá trình thực hiện truyền tải dữ liệu được thực hiện bởi Blockchain. Nó sẽ không đòi hỏi phía trung gian tiến hành xác nhận thông tin thay thế cho nó.

Blockchain là gì?
Như vậy, chúng ta có thể nói rằng, công nghệ Blockchain chính là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo giữa 3 loại công nghệ đó. Trong đó, gồm có công nghệ mật mã học, mạng ngang hàng cùng với công nghệ lý thuyết trò chơi.
Khi nhìn trên góc độ kỹ thuật, Blockchain được đánh giá là một giải pháp giúp người dùng lưu trữ lại lịch sử của những giao dịch tài sản bất biến. Còn khi chúng ta nhìn Blockchain dưới góc độ kinh doanh, nó sẽ giống như một cuốn sổ cái kế toán. Tại đây, tất cả các dữ liệu quan trọng, tài sản của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ tốt nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- OEM là gì? Cách mở khóa OEM được thực hiện như thế nào?
- Adobe Premiere là gì? Download Adobe Premiere miễn phí trên máy tính
- DPI là gì? Cách tăng giảm chỉ số DPI hình ảnh trong Photoshop
Các đặc điểm chính của công nghệ Blockchain là gì?
– Không thể làm giả và cũng không thể phá huỷ những chuỗi blockchain
Hầu như những chuỗi Blockchain sẽ không thể nào phá huỷ được. Theo như lý thuyết được nghiên cứu và đưa ra từ các chuyên gia: khi muốn giải mã hay can thiệp đến chuỗi Blockchain, chỉ có máy tính lượng tử mới có khả năng đó.
– Bất biến
Gần như các dữ liệu thuộc những chuỗi Blockchain này sẽ không bị sửa đổi. Chỉ có người dùng đã tạo nên mới có khả năng sửa đổi. Đồng thời, những dữ liệu này sẽ được lưu trữ lại mãi mãi về sau.
– Bảo mật dữ liệu
Những dữ liệu và thông tin trong những chuỗi block chain này sẽ được phân tán và đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. Khi những người dùng nào được nắm giữ private key, họ mới được phép truy xuất dữ liệu đó.
– Minh bạch
Đối với đường đi của công nghệ Blockchain 4.0 này, người dùng nào cũng có khả năng theo dõi được. Với những đường đi từ địa chỉ này cho đến địa chỉ kia. Hay những người dùng còn dễ dàng thống kê lại tất cả những lịch sử trên địa chỉ đó lại.

Các đặc điểm chính của công nghệ Blockchain là gì?
– Hợp đồng thông minh
Blockchain là những kỹ thuật số đã được nhúng lại thông qua một đoạn code if-this-then-that (IFTTT) thuộc trên hệ thống. Sẽ hỗ trợ cho nó thực thi mà bên thứ ba không cần phải tham gia vào quá trình này. Bên cạnh đó, nó còn đảm bảo được cho tất cả những bên có tham gia nắm rõ về chi tiết trong hợp đồng cũng như những điều kiện được bảo đảm.
Tại sao sửa dữ liệu trên công nghệ Blockchain là bất khả thi?
– Cơ chế hash
Khi người dùng sửa đổi dữ liệu trên một khối sẽ ảnh hưởng đến Hash của khối đó. Những khối đã bị sửa đổi sẽ không còn hợp lệ. Vì khi đã sửa đổi thì Hash của khối không còn được giữ nguyên.
– Cơ chế đồng thuận
Nếu bạn muốn block trở nên hợp lệ, bạn hãy can thiệp cùng một lúc đến những khối và tiến hành thay đổi Hash. Với các thiết bị hiện đại như ngày nay, thao tác tính toán sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn. Vì vậy, người dùng có thể tính toán được rất nhiều Hash trên mỗi giây. Chính điều này sẽ gây tác động đến tính bảo mật. Lúc này, dựa vào tính đồng thuận để đưa ra quyết định ai sẽ là người thêm vào block mới.
Với mục đích chuỗi sẽ không bị ghi đè. Nên tính bảo mật và toàn vẹn cũng sẽ được đảm bảo tốt hơn.
Mạng ngang hàng (P2P)

Tại sao sửa dữ liệu trên công nghệ Blockchain là bất khả thi?
Thay vì sử dụng một trung tâm quản lý thì những Blockchain 4.0 sẽ dùng đến kiến trúc mạng ngang hàng. Như vậy, bất kỳ người dùng nào cũng có khả năng tham gia vào mạng lưới đó.
Chúng ta có thể nói rằng, mỗi cá thể thuộc trong mạng lưới này sẽ đóng vai trò tương tự như một nút (node). Khi mọi người sẽ có được một bản copy đầy đủ đến từ công nghệ Blockchain. Sẽ sử dụng với mục đích xác nhận tất cả mọi thứ theo một trình tự nhất định. Tất cả sẽ tạo ra sự đồng thuận. Đối với trường hợp sự đồng thuận đó vượt quá 50%, có nghĩa là khối đã hợp lệ. Đồng thời, nó sẽ được thêm vào trong chuỗi khối.
Khi sử dụng đến sự kết hợp giữa mạng ngang hàng với cơ chế đồng thuận. Nó sẽ tạo nên một lớp bảo vệ để tránh khỏi những hoạt động gây hại.
Phân loại Blockchain chi tiết nhất
Trong hệ thống Blockchain có tất cả ba loại chính. Gồm có: Public, Private và Permissioned.
– Public Blockchain
Public Blockchain là một hệ thống Blockchain app mà tại đó tất cả người dùng ai cũng được phép đọc và ghi dữ liệu dễ dàng trên Blockchain. Đặc biệt hơn khi quá trình xác thực giao dịch trên hệ thống Blockchain đòi hỏi lên đến hàng nghìn và có thể là hàng vạn nút tham gia. Vì vậy, việc tấn công vào trong hệ thống Blockchain là một việc rất khó. Hay thậm chí là tình huống bất khả thi.

Phân loại Blockchain chi tiết nhất
– Private Blockchain
Private Blockchain là một hệ thống Blockchain login mà tại đó chỉ cho phép người dùng được phép đọc dữ liệu. Họ sẽ không thể nào có được quyền ghi dữ liệu. Mà nó sẽ thuộc về phía của một bên thứ ba đảm bảo tin cậy tuyệt đối.
Tất cả các quyền quyết định về sự thay đổi trên Blockchain api này thuộc về bên thứ ba. Và tất nhiên là họ có được quyền cho phép người dùng ghi dữ liệu hoặc không.
Khoảng thời gian để tiến hành xác nhận giao dịch khá ngắn. Khi việc xác thực giao dịch này chỉ cần thực hiện bởi một vài thiết bị tham gia là được.
– Permissioned Blockchain
Permissioned Blockchain hay còn được gọi theo tên gọi khác là Consortium. Đây là một trong những dạng của Private Blockchain. Tuy nhiên, Permissioned Blockchain sẽ được cung cấp thêm các tính năng nhất định khác.
Permissioned Blockchain chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa “niềm tin” khi người dùng tham gia Public cùng với “niềm tin tuyệt đối” nếu người dùng tham gia vào Private.
Những phiên bản chính của Blockchain hiện nay
– Blockchain 1.0
Tiền tệ và thanh toán: Blockchain 1.0 chính là một phiên bản sơ khai cũng là phiên bản đầu tiên của công nghệ Blockchain.
Phiên bản Blockchain 1.0 có ứng dụng liên quan đến tiền mã hoá. Trong đó, gồm có cả chuyển đổi tiền tệ, tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số cùng với kiều hối.
– Blockchain 2.0
Tài chính thị trường: Blockchain 2.0 là một phiên bản thứ 2 của công nghệ Blockchain.

Những phiên bản chính của Blockchain hiện nay
Phiên bản Blockchain 2.0 này được ứng dụng rất phổ biến trong quá trình quản lý tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, Blockchain 2.0 còn được mở rộng quy mô lớn hơn. Khi Blockchain được tích hợp vào những ứng dụng tài chính khác trên thị trường hiện nay. Với những tài sản gồm có cổ phiếu, chi nợ, chi phiếu, quyền sở hữu kèm theo những vấn đề khác liên quan đến hợp đồng hay sự thỏa thuận.
– Blockchain 3.0
Thiết kế và giám sát hoạt động: Cho đến thời điểm hiện tại, Blockchain 3.0 vẫn là phiên bản cao nhất của công nghệ Blockchain
Phiên bản Blockchain 3.0 này được sở hữu công nghệ Blockchain vươn ra khỏi cả lĩnh vực tài chính. Khi nó đang ngày càng hướng đến nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ như lĩnh vực giáo dục, chính phủ, nghệ thuật và y tế,…
Các cơ chế đồng thuận trong công nghệ Blockchain
Các bạn có thể hiểu cơ chế đồng thuận trong công nghệ Blockchain tương tự cách thức quản lý hệ thống Blockchain. Khi hệ thống Blockchain login có thể đồng ý để một giao dịch nào đó trong hệ thống được xảy ra. Để hiểu rõ hơn về các cơ chế đồng thuận trong công nghệ Blockchain. Mời các bạn tiếp tục theo dõi những chia sẻ đến từ các chuyên gia thiết kế hàng đầu tại Dichvuphotoshop.net ngay sau đây nhé!
– Proof of Work
Proof of Work là một trong những cơ chế đồng thuận phổ biến nhất hiện nay. Khi nó được sử dụng rất nhiều trong Bitcoin, Dogecoin Ethereum, Litecoin cùng với những loại tiền mã hoá. Theo các chuyên gia, Proof of Work là cơ chế đồng thuận làm tiêu tốn một lượng điện năng đánh kể.
– Proof of Stake
Hiện nay, Proof of Stake là một cơ chế đồng thuận đang được sử dụng rất phổ biến trong Decred và Peercoin. Trong tương lai, Proof of Stake nó sẽ càng trở nên phổ biến trong Ethereum và các loại tiền mã hoá khác. Cơ chế đồng thuận Proof of Stake được phân cấp hơn. Vì vậy, nó sẽ tiêu hao ít năng lượng cũng như không dễ để bị đe dọa bởi những tác động.
– Delegated Proof-of-Stake
Delegated Proof-of-Stake là một cơ chế đồng thuận được sử dụng phổ biến trong Steemit, EOS và BitShares. Cơ chế này có một ưu điểm rất mạnh, đó là có chi phí giao dịch rẻ. Đồng thời, cơ chế Delegated Proof-of-Stake có khả năng mở rộng và giúp đạt được hiệu suất năng lượng tốt nhất. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn theo xu hướng tập trung. Vì Delegated Proof-of-Stake này thường chọn những người đảm bảo tin cậy khi muốn uỷ quyền.
– Proof of Authority
Proof of Authority (được hiểu là Bằng chứng Uỷ nhiệm): Đây là một cơ chế đồng thuận được sử dụng phổ biến trong POA, Ethereum Kovan testnet và Network. Cơ chế đồng thuận Proof of Authority mang lại hiệu suất rất cao và còn sở hữu khả năng mở rộng rất tốt.
– Proof-of-Weight
Proof-of-Weight là một cơ chế đồng thuận được sử dụng phổ biến cho Algorand và Filecoin.
Cơ chế đồng thuận này sở hữu khả năng tùy chỉnh và thực hiện mở rộng tốt. Tuy nhiên, khi muốn thúc đẩy sự phát triển sẽ trở thành một thử thách lớn.
– Byzantine Fault Tolerance
Byzantine Fault Tolerance là một cơ chế đồng thuận được sử dụng phổ biến trên Stellar, Dispatch, Hyperledger và Ripple.
Cơ chế đồng thuận Byzantine Fault Tolerance này được sở hữu tần suất rất cao. Đồng thời, nó còn có chi phí thấp cùng với khả năng mở rộng tốt. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn không tin tưởng hoàn toàn đến cơ chế đồng thuận Byzantine Fault Tolerance này.
Một số bất lợi khi sử dụng công nghệ Blockchain

Một số bất lợi khi sử dụng công nghệ Blockchain
– Tiêu tốn nhiều năng lượng
Khi mỗi Blockchain app thực hiện sao chép chính nó đến tất cả các nút trên Blockchain. Vì vậy, nó đã tạo nên một số lượng dư thừa rất lớn. Ngoài ra, khi thực hiện giao dịch, với rất nhiều nút mạng nên nó còn tiến hành xác nhận nhiều lần. Đó cũng chính là lý do khiến cho quy trình này cần thêm nhiều điện năng tiêu thụ.
– Tốn không gian lưu trữ
Để có thể vận hành được một nút (Node) trong công nghệ Blockchain Bitcoin. Các bạn cần phải tải xuống máy tính 60GB dữ liệu. Đối với thị trường càng phát triển mạnh, các Blockchain sẽ có dung lượng lên đến hàng Terabyte.
– Tính không thể phá vỡ của công nghệ Blockchain cũng có nhược điểm của nó
Ví dụ như các bạn có ví ở trên mạng. Tuy nhiên, bạn không may bị mất chìa khóa chứng thực nên không thể mở ví. Đồng thời, bạn cũng không có bất kỳ liên kết nào để tiến hành reset mật khẩu và cũng không có hotline hỗ trợ. Do đó, bạn đã bị mất hết tất cả số tiền hiện đang có trong ví.
Đối với trường hợp bạn cần đặt cái gì đó trên Blockchain. Bạn phải đảm bảo rằng bạn sẽ không hối hận cho điều đó. Vì khi giao dịch đó đã được thực hiện thì không được phép làm lại. Nó sẽ được nằm trên Blockchain mãi mãi với nghĩa đen.
Các ứng dụng của Blockchain trong đời sống
Công nghệ Blockchain được ứng dụng rộng rãi nhất là những loại tiền ảo. Trong đó, điển hình nhất chính là Bitcoin.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì công nghệ Blockchain đang thực hiện cuộc cách mạng hoá trên hầu hết những ngành công nghiệp. Sau đây là một số ứng dụng của công nghệ Blockchain trong đời sống:
– Ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
– Ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngành nông nghiệp, thuỷ hải sản.
– Ứng dụng công nghệ Blockchain trong xây dựng.
– Ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngành bán buôn, bán lẻ.
– Ứng dụng công nghệ Blockchain trong vận tải kho bãi.
– Ứng dụng công nghệ Blockchain trong tài chính ngân hàng và bảo hiểm.
– Ứng dụng công nghệ Blockchain trong khai khoáng.
– Ứng dụng công nghệ Blockchain trong giáo dục.
– Ứng dụng công nghệ Blockchain trong dịch vụ ăn uống.
– Ứng dụng công nghệ Blockchain trong thông tin và truyền thông.
– Ứng dụng công nghệ Blockchain trong y tế và hoạt động đời sống xã hội.
– Ứng dụng công nghệ Blockchain trong công tác quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng.
– Ứng dụng công nghệ Blockchain trong nghệ thuật, vui chơi và giải trí.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều tập toàn lớn áp dụng công nghệ Blockchain api vào mạng lưới của mình. Đảm bảo rằng trong tương lai, công nghệ Blockchain sẽ được phát triển vô cùng mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
Kết luận
Như vậy là các chuyên gia thiết kế Dichvuphotoshop.net đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến công nghệ Blockchain. Có lẽ đã giúp bạn biết được Blockchain là gì? Những kiến thức cơ bản về công nghệ Blockchain này. Hãy tìm hiểu rõ và áp dụng khi cần thiết các bạn nhé!
Để lại Bình luận